0968.181.551

Quy trình thi công lắp đặt kho lạnh

Bước 1: Chuẩn bị địa điểm, mặt bằng nền, độ cân bằng phẳng của nền kho đông lạnh

 

+ Kiểm tra mặt phẳng của nền kho lạnh bằng công cụ đo đạc như ti ô nước.

+ Chỉnh sửa các vị trí không phù hợp, hoặc vị trí có độ cao thấp sai lệch lớn hơn 5mm, khắc phục các sai lêch (nếu được) để giúp tránh khó khăn cho việc lắp khung Panel.

Lưu ý khi chuẩn bị mặt bằng nền

Do thời gian kho lạnh bảo quản sản phẩm dài, nhiệt độ lạnh truyền qua hệ thốngkết cấu cách nhiệt xuống nền đất sẽ đọng lại dạng giọt nước li ti, quá trình này tích tụ lâu dài dẫn đến mất mỹ quan công trình đồng thời sẽ phá vỡ hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt.

Vì vậy, trước khi bắt đầu thi công lắp đặt kho lạnh, khách hàng nên thiết kế xây dựng con lươn nền tạo khoảng trống ở giữa tấm cách nhiệt với mặt đất hoặc có thể dùng khung đỡ. Các con lươn thông gió đổ bằng bê tông hay xây bằng gạch thẻ cao khoảng 100 mm – 200 mm.

Bước 2: Lắp đặt vỏ ngoài cho kho lạnh

1. Hệ thống treo trần

(dành cho các kho lạnh lớn: áp dụng có chiều dài Panel trần ≥ 3.6.)

Panel trần kho lạnh có cấu trúc là các thanh thép tròn phi 34 & phi 27 hàn với nhau theo kết cấu khung dầm bê tông, được đặt lên khung dàn treo trần của kho đông lạnh.

+ Phải kiểm tra về độ chắc chắn, độ cao của khung đã phù hợp so với độ cao phủ bì của kho lạnh chưa.

+ Tiếp đó xác định các vị trí cần treo móc, lắp đặt hệ thống treo trần theo đúng bản thiết kế đưa ra.

2. Lắp đặt Panel

+ Panel kho lạnh là các tấm phiên cách nhiệt dạng PU, được phun lớp mạ đồng đều, được kết dính 2 mặt bởi Tole chống gỉ ColoBond.

+ Khi lắp panel luôn phải đảm bảo kỹ thuật khe phải hở 2 gờ tole của phần ghép panel.

+ Lắp đặt Panel : Có 3 liên kết panel chính trong kho: tường-trần, tường- tường, tường- nền.

Trên thị trường đang bán hiện nay có 2 loại panel chính: Panel Pu (Sử dụng kho âm sâu) và Panel EPS (Sử dụng cho kho dương).

Đối với loại Panel Pu: thiết kế bằng các tấm cách nhiệt PU với tỉ trọng lên đến 40 kg/m3. Các Panel sẽ được liên kết với nhau qua các khoá Camlock. Trong trường hợp khách hàng không dùng khóa Camlock, có thể thay thế bằng các tấm mộng âm dương và được gia cố bằng các thanh hình V (ke góc)

Lưu ý thêm một số yêu cầu sau:

  • + Lắp Panel tườngvà Panel trần phải cùng lúc.
  • + Trong quá trình lắp đặt dùng những thanh hình V tole với kích thước 40 x 40 x 2 mm và độ dài 200 mm bắn rivet cố định vị trí mặt trong và mặt ngoài của các mối ghép của từng cặp tấm Panel nhằm đảm bảo liên kết chặt chẽ các tấm Panel tường – trần.
  • + Đảm bảo mật độ khe hở giữa 2 tấm Panel cần từ 3 đến 5 mm trong quá trình lắp ráp. Các bộ khoá Camlock âm (-) và dương (+) được siết chặt với nhau.

Bước 3: Lắp đặt cửa kho đông lạnh

Có 2 loại cửa kho lạnh: Cửa bản lề và cửa trượt. Phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng của khách hàng yêu cầu

Cửa bản lề:

Cửa bản lề kho lạnh

+ Cần đảm bảo các khoá – bản lề khi lắp phải chắc chắn bền vững.

+ Các Gioăng lạnh yêu cầu phải kín và tuyệt đối không làm thoát hơi ra bên ngoài.

+ Thiết bị điện trở sưởi luôn trong trạng thái hoạt động tốt khi kho lạnh vận hành.

+ Lắp đặt cửa mở ra, đóng vào không được lệch và phải dễ dàng.

Cửa trượt

Cửa trượt cách nhiệt kho lạnh

+ Cơ cấu cửa trượt luôn thật vững chắc, trượt qua lại dễ dàng và nhẹ nhàng.

+ Các tay đẩy phải chắc chắn.

+ Thiết bị điện trở sưởi luôn phải hoạt động tốt.

Bước 4: Lắp đặt dàn lạnh kho lạnh

Trong quá trình lắp vỏ kho lạnh đuổi theo chiều dài thì đội ngũ lắp đặt máy kho lạnh cũng tiến hành treo dàn lạnh. Lắp đặt đường ống song song với đội ngũ lắp đặt vỏ kho lạnh

Dàn bay hơi – dàn lạnh kho lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo độ lạnh cần thiết trong kho lạnh. Nó có nhiệm vụ hóa hơi gas bão hòa ẩm sau tiết lưu đồng thời làm lạnh môi trường cần làm lạnh.

 

Dàn lạnh kho lạnh với chất làm lạnh lưu động qua dàn ống dàn lạnh luôn gặp trở lực ma sát. Khi trở lực ma sát quá lớn, khả năng truyền nhiệt của dàn lạnh bị giảm tương ứng do áp suất chất làm lạnh giảm ở đầu ra của dàn lạnh

Bước 5: Lắp đặt hệ thống dàn ngưng cho kho lạnh

+ Lắp đặt phải đúng với kỹ thuật và bản thiết kế đã bố trí

+ Cụm máy phải được để trên dàn khung sắt hoặc móng bên tông cao từ 150m trở lên để đảm bảo máy móc không bị hư hỏng. Khung hoặc móng đều phải có rãnh thoát nước

+ Với dàn ngưng giải nhiệt gió nên đặt ở cách tưởng tối thiểu 300mm

+ Với dàn ngưng giải nhiệt nước lắp đặt cần để 2 đầu dàn ngưng cách tối thiểu trên 500mm

+ Phải có bao che hoặc làm mái che cho cụm đặt máy, bơm nước giải nhiệt khi đặt máy ngoài trời

Bước 6: Lắp đặt tủ điện điều khiển

+ Hệ thống điện phải được lắp đúng kỹ thuật theo bố trí trong bản thiết kế nguyên lý điện. Đặc biệt, kích cỡ dây phải chuẩn xác, kiểm tra độ dài dây trước khi cắt

+ Tủ điện phải lắp đặt tại nơi kho thoáng, không ẩm ướt, dễ cho việc đi lại vận hành

+ Dây điện phải được đi trong ống điện, sắp xếp ngay ngắn cố định vị trí bằng dây rút

+ Đường dây điện không được đi qua nguồn phát nhiệt cao, lắp ngoài trời chú ý đặt sao không để nước ngưng đọng trong ống

+ Đánh số vị trí dây và dây tránh nhầm lẫn

Bước 7: Hoàn thiện – Chạy thử – kiểm tra nghiệm thu lắp đặt

+ Lắp đặt hoàn thiện những thanh V nhôm vào các mối ghép ở cạnh góc trong và ngoài kho, cùng với nắp bịt đầu khoá Camlock.

+ Lắp đặt cửa kho lạnh theo bản thiết kế hướng dẫn lắp ráp của nhà sản xuấ đưa ra.

+ Lắp các phụ kiện kho đã có như đồng hồ nhiệt độ, van cân bằng áp suất, chuông báo động, đèn kho lạnh, công tắc chuông…đủ số lượng đặt đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế.

+Tiếp đó kiểm tra toàn bộ các mối ghép trong kho, bước cuối cùng bắn silicone giữa các khe và các mối nối của các chi tiết trong kho lạnh.

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CƠ ĐIỆN LẠNH SAO VÀNG

Chuyên: Tư vấn thiết kế kho lạnh – Hệ thống lạnh công nghiệp
Điện thoại: 0968.181.551 –  ( Zalo )
Địa Chỉ: Số 23, ngõ 205, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Website: Kholanhsaovang.com
Email: Kholanhsaovanghn@gmail.com